Trẻ đến lớp mỗi ngày là một niềm vui. Vâng, khi đến lớp trẻ không những được vui chơi thỏa thích với bạn bè, các đồ chơi mà còn được các cô dạy cho một số kiến thức cơ bản nhằm giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Vì Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ
tìm hiểu, khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh thông qua cử chỉ và lời
nói của người lớn. Từ sinh hoạt hàng ngày trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng
có trong môi trường xung quanh để từ đó hiểu được những đặc điểm, tính chất,
công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết
ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống
hàng ngày. Ngôn ngữ còn hỗ trợ trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh
giữa trẻ với trẻ.
Một trong những phương tiện để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ là hoạt động làm quen chữ cái
Đến 5 tuổi trẻ đã tích lũy được những biểu tượng và tiền khái
niệm phong phú về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh thông qua các ký hiệu
của chữ cái. Các kỹ năng so sánh, quan sát, phân nhóm, xếp loại cũng như giải
thích, dự đoán, giải quyết vấn đề, thiết lập những mối quan hệ của trẻ đều dựa
trên kiểu tư duy trực quan hình tượng, tư duy tiền khái niệm. Khả năng nhận
thức của trẻ bao gồm cả những gì trẻ biết và cách mà trẻ suy nghĩ,
Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục thể chất cũng quan trọng không kém, đây là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học.
Ngoài ra, trẻ được phát triển về thể chất thông qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận
động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động
các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể
chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của
trẻ phát triển tốt. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất đóng vai trò
rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể – Mỹ cho
trẻ.
Cho trẻ làm quen với các hoạt
đông là một phần trong quá trình phát triển của trẻ mầm non. Nhiệm vụ của giáo
viên là tạo ra các cơ hội hoạt động thực sự có ý nghĩa thông qua chơi mà học, nhằm
cho trẻ trải nghiệm tích cực trên cơ sở kinh nghiệm của trẻ sẽ giúp
tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mầm non.
Cô Thùy Trâm MN Họa Mi